Chuyên mục tư vấn

"Tín ngường" đồng bóng

Cập nhật: 18/09/2009
Mẹ con là một Phật tử thâm tín Tam Bảo nhưng khổ nỗi ông bà ngoại con lại là đồng bóng. Vậy cho con hỏi đồng bóng là gì?. Và mẹ con nên làm thế nào để cho ông bà ngoại con hết mê tín biết quay về với Chánh Pháp?
 

 

Nguyễn Thu Trang Pháp danh: Diệu Tịnh

Địa chỉ: Số 10 Lò Rèn_Phường Hàng Bồ_Quận Hoàn Kiếm_Hà Nội

Email: teddy_lovely_1994@yahoo.com

                                                   *  *  *

Bạn Trang thân mến !

Đồng bóng hay đồng cốt là một bộ phận của “tín ngưỡng” dân gian. “Đồng” theo nghĩa đen là “trẻ con”, một tâm hồn trong trắng thơ ngây chưa bị tạp nhiễm vẩn đục. Đồng Bóng có nghĩa là bóng của các thần linh trong cõi vô hình, mượn hình đồng để tiếp xúc, phù hộ cho người trần gian.

Thế giới các thần linh theo “tín ngưỡng” đồng bóng quả thật rất phức tạp và đa dạng. Ở phạm trù cao nhất là Ngọc Hoàng Thượng Đế, thấp hơn là Tam tòa Thánh Mẫu, ba vị Thánh mẫu cai quản ba miền của vũ trụ bao gồm: Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi và Mẫu thuỷ hay còn gọi là Mẫu Thoải cai quản miền sông núi. Ở cấp độ thấp hơn là các Quan, theo sau là các Cậu, các Cô, các Quận và các Trạng… Mỗi khi lên đồng, tuỳ theo danh xưng mà mỗi vị lên đồng có cách biểu lộ ra hành động, lời phán quyết riêng.

Nhìn chung, phần lớn người ta tin tưởng và tìm đến với các cuộc lên đồng không ngoài việc cầu xin tài lộc, giải hạn, cầu bình yên cho gia đạo, hay một số khác xin được giải bệnh. Bản chất của đồng bóng vốn hư ngụy, huyễn hoặc, đôi khi lại tuỳ tiện vô lý, thế nhưng người ta vẫn cầu xin để rồi tiền mất tật mang.

Theo quan điểm chúng tôi, trước tiên mẹ bạn nên trình bày cho ông bà hiểu đồng bóng là một “tín ngưỡng” mê tín không được chấp nhận trong hệ thống tín ngưỡng truyền thống có mặt tại Việt Nam. Hơn nữa, một khi đem thân mạng sự nghiệp của mình phó thác cho đồng bóng là trái với quy luật nhân quả mà Phật giáo đề cập. Xét về mặt tâm lý, một người theo đồng bóng, đồng cốt ý chí và tâm hồn của họ vốn không vững. Họ sẽ trở nên yếu kém, nhu nhược, nếu họ để thế giới tâm linh bên ngoài làm chủ thể xác của mình một cách thường xuyên dẫn đến mất trí, thậm chí có thể mắc bệnh tâm thần.

Trong kinh Tương Ưng Bộ, kinh Người Đất Phương Tây, Đức Phật có trả lời cho vị Thôn trưởng Asibandhakaputta nghiệp của một người sẽ đưa họ đi đầu thai sau khi họ qua đời. Một người sau khi qua đời, dù có nhờ nhiều người tụ tập cầu nguyện cho họ sinh thiên, song bản chất đời sống lúc sinh tiền của họ vốn đầy tội lỗi thì cầu nguyện chỉ là điều vô ích. Trong kinh này, có đoạn đức Phật hỏi thôn trưởng:

"- Này Thôn trưởng, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một người sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: "Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Thiện thú, thiên giới, cõi đời này!" Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, người ấy do nhân cầu khẩn của đại quần chúng ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chấp tay đi cùng khắp, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này?"

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Ví như, này Thôn trưởng, có người lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: "Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!" Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, tảng đá lớn ấy do nhân cầu khẩn của đại quần chúng ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chấp tay đi cùng khắp, có thể trồi lên, hay nổi lên, hay trôi dạt vào bờ không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Thôn trưởng, người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: "Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Thiện thú, thiên giới, cõi đời này!" Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Ngoài việc khuyến khích giảng giải cho ông bà biết tin sâu nhân quả, nghiệp báo luân hồi, mặt khác mẹ bạn phải thể hiện lợi ích thiết thực Phật pháp thông qua cách xử sự hằng ngày của mình, theo nhà Phật gọi là thân giáo. Bởi thân giáo là một trong ba phương thức giáo dục quan trọng của Phật giáo, bao gồm: Thân, miệng và ý. Dù là người có ý tưởng hay, lời nói đẹp, mà thân hành không trang nghiêm làm sao có thể cảm hoá người khác. Vì thế trong kinh Pháp Cú, phẩm Tự Ngã, đức Phật có dạy:

Hãy tự làm cho mình,
Như điều mình dạy người.
Khéo tự điều, điều người,
Khó thay, tự điều phục

(Pháp Cú, 158)

                                             *   *  *
Tài liệu tham khảo thêm

 Nướng” tiền cho đồng cô, đồng bóng”, http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/NgamNghi-VietNam/Nuong_tien_cho_dong_co_dong_bong/

kinh Người Đất Phương Tây,

http://minhhanhdp.brinkster.net/access_to_insight/TUONG_UNGBO/Paccha-bhumika%20Sutta_SN_42_6.htm

 

BBT

Tin tức liên quan

Quy Kính Tăng Bảo
02/06/2017
Nương Tựa Chánh Pháp
07/03/2017
Hồi hướng công đức cho người thân khác đạo
13/07/2016
Một tâm thanh tịnh
18/06/2016
Nhất tâm niệm Phật
01/06/2016