Nước Ngoài

Phật giáo có thể giúp các quốc gia hóa giải các vấn nạn: Chủ tịch hội đồng Liên Hiệp Quốc

Cập nhật: 09/06/2016
LIÊN HIỆP QUỐC (LHQ): “Trong thời kỳ hiện tại của ngôn từ hận thù nhằm chia rẽ cộng đồng, xung đột và bạo lực, những lời dạy của Phật giáo về lòng từ bi và bất bạo động có thể giúp cộng đồng quốc tế giải quyết những thách thức cấp bách”, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon phát biểu trong thông điệp của mình vào Ngày Phật Đản.
 

Phật giáo có thể giúp các quốc gia hóa giải các vấn nạn: Chủ tịch hội đồng Liên Hiệp Quốc

 

Tổng thư ký LHQ nói rằng những lời dạy của Đức Phật đã là một “nguồn trí tuệ vô biên” trong cuộc sống của ông và ông được “may mắn” tìm hiểu thông qua gia đình của mình vì mẹ ông là một Phật tử thuần thành.

“Thế giới hiện đại với các vấn đề di dân toàn cầu, các cuộc xung đột bạo lực, vi phạm nhân quyền tàn bạo và sử dụng ngôn từ hoa mỹ kích động hận thù, chia rẽ cộng đồng…, sự kĩ niệm thiêng liêng ngày lễ Phật Đản đã mang đến cho chúng ta cơ hội vô giá trong việc giáo lý nhà Phật có thể giúp cộng đồng quốc tế giải quyết các thách thức cấp bách”, ông Ban nói.

Ông nói rằng Phật giáo dạy thế giới nguyên tắc của sự yêu thương và lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, nhưng thử thách chính là cách thức áp dụng trí huệ của Đức Phật để giải quyết “các vấn đề thực sự trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay.”

Ông Ban nhấn mạnh rằng Ngày Phật Đản Quốc Tế như một lời nhắc nhở về sự thực hành lòng từ bi đối với tất cả mọi người, bao gồm việc vượt qua ngăn cách tôn giáo, bỏ lòng cố chấp và đối xử bình đẳng với tất cả mọi người.

Ấn Độ, cùng với 13 quốc gia khác, kỷ niệm Đại lễ Phật Đản tại một sự kiện đặc biệt vào ngày thứ Sáu tại hội trường Đại Hội Đồng LHQ với sự tham dự của chư Tăng và các nhà ngoại giao.

“Đạo Phật dạy rằng tất cả mọi người đều có mối liên kết với nhau, do đó, chúng ta phải cùng nhau đối mặt với các vấn đề toàn cầu. Nghèo đói, di dân, thiên tai, dịch bệnh, xung đột và biến đổi khí hậu là những vấn nạn vượt quá khả năng giải quyết của một quốc gia”, ông Ban nói.

Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế nhân dịp Đại lễ Phật Đản hãy bắc nhịp cầu nối giữa những khác biệt, tăng cường sự thân thiết và thể hiện lòng từ bi trên quy mô toàn cầu vì lợi ích của tương lai chung.

Đại diện thường trực tại LHQ của Ấn Độ, Ông Syed Akbaruddin cho biết thông điệp chính của Đức Phật về sự thật, bất bạo động và hòa bình vẫn tiếp tục có hiệu lực và gây ảnh hưởng đến tận những vùng đất xa xôi, đến tận ngày hôm nay.

“Thế giới hiện đại vẫn tiếp tục bị bủa vây với những nỗi thống khổ của con người, sự bất bình đẳng sâu sắc, các cuộc xung đột bạo lực và suy thoái môi trường. Những lời dạy của Đức Phật về sự hài hòa với nội tâm và với thiên nhiên, mà tất cả chúng ta đều là một phần trong đó, mang đến giá trị tuyệt vời soi sáng nhân gian và giảm bớt đau khổ trong xã hội”, ông Akbaruddin nói.

Ông nhấn mạnh rằng việc công nhận mang tính bước ngoặt của sự cần thiết trong việc theo đuổi chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu dưới dạng SDGs - mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals) và một tinh thần hiểu biết, hợp tác vì lợi ích chung, thể hiện trong kết luận của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu cũng có đề cập “sự kế thừa của trí tuệ cha ông chúng ta, của các truyền thống, tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo.”

Đại lễ Phật Đản, ngày trăng tròn trong tháng Năm (Dương Lịch), là ngày thiêng liêng nhất cho hàng triệu tín đồ Phật tử trên toàn thế giới.

Vào Ngày Phật Đản, hơn 2500 năm về trước, Đức Phật đã Đản sinh, đạt được giác ngộ và nhập Niết Bàn ở tuổi 80.

Đại hội đã thông qua nghị quyết vào năm 1999 chọn ngày Đại lễ Phật Đản để ghi nhận những đóng góp tích cực của Phật giáo trong hơn 25 thế kỉ và tiếp tục nuôi dưỡng nguồn mạch tâm linh của nhân loại.

Theo NDTV

Người dịch: Diệu Liên Hoa

BBT Website

Tin tức liên quan

Ân tình
12/04/2024
COVID-19, một lời khuyên về “Trách nhiệm Toàn cầu” được phát biểu trong Ngày Trái đất của đức Dalai Lama
03/05/2020
Thiền sư Hàn Quốc Pomnyun Sunim đưa ra hướng dẫn Phật giáo để đối phó với Đại dịch
05/04/2020
Một triệu lượt tín đồ tham dự lễ hội Phật giáo Samyak Mahadan ở Patan, Nepal
03/03/2020
Triển vọng của nền kinh tế theo tinh thần Phật giáo
29/11/2018