Bài viết

Lễ hội Hoa đăng nguồn sáng tâm linh

Cập nhật: 14/02/2007
Trong tiết xuân sớm ấm áp hàng ngàn tín đồ Phật tử nô nức vân tập về chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP.HCM.) để kịp tham gia dự lễ hội hoa đăng nhân ngày vía Đức Phật A Di Đà, được chính thức tổ chức vào đêm 17 – 11- Bính Tuất (6 – 1 -2007).
 

Lễ hội Hoa đăng nguồn sáng tâm linh

 

   Đây là lần thứ 7 Lễ hội hoa đăng được tổ chức tại chùa Hoằng Pháp, một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Nhằm tưởng niệm đức Phật A Di Đà. Một lễ hội mang ý nghĩa tiếp biến văn hóa, một khóa tu có ảnh hưởng rất  lớn đối với các hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, tôn vinh pháp môn niệm Phật bằng hình ảnh những ngọn nến, một hình thức truyền đăng. (ảnh).
   Đèn, hoa cúng dường tam bảo có từ thời Phật, truyền thống này vẫn được duy trì đến ngày nay. Tại Trung Hoa, lễ hội hoa đăng có mặt vào thời tây hán khoảng vào năm 206 – 220 trước tây lịch và kéo dài cho đến mấy trăm năm sau. Lúc bấy giờ, người ta xem lễ hội hoa đăng như một ngày tết và xếp vào một trong 15 ngày tết của dân tộc Trung Hoa. Trong truyền thống văn hóa Hoa đăng của Trung Hoa thì đèn thắp sáng chủ yếu là đèn lồng. Hội hoa đăng có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần người Việt.
   Lễ hội hoa đăng năm nay tại chùa Hoằng Pháp được trang trí bằng các lồng đèn hoa sen. Ý nghĩa biểu tượng hoa sen mang chất liệu tâm linh, tượng trưng cho trí tuệ giác, vượt qua khỏi mọi bùng nhơ trong cuộc đời, sử dụng lồng đèn bằng hình ảnh hoa sen là sáng kiến của ĐĐ. Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp. Tại đây chúng ta thấy sự thừa tiếp lễ hội của dân tộc Trung Hoa bằng lễ hội tôn giáo tâm linh, làm cho lễ hội Hoa đăng tăng thêm nhiều ý nghĩa. Đó là tổ chức lễ hội hoa đăng trong ngày vía Đức Phật A Di Đà một vị Phật có danh hiệu vô lượng quang, là ánh sáng tuệ giác. Các màu hoa sen trắng hồng xanh đỏ đặc tả tính sắc về nhân quả đồng thời đã trở thành tâm điểm của sự tiếp biến từ một hình thức thẩm mỹ trở thành một biểu tượng và triết lý gắn liền với tâm linh Phật giáo.
   Nếu như trong lễ hội hoa đăng truyền thống của người Trung Hoa, việc tổ chức lễ hội chỉ có ý nghĩa tăng thêm giá trị tinh thần hoặc như là một cơ hội để con người giải trí thư giãn thì trong lễ hội hoa đăng gắn liền với Đức Phật A Di Đà tổ chức tại chùa Hoằng pháp lại mang một ý nghĩa. truyền đăng rất lớn. Lễ hội đã thắp sáng những ngọn đèn mà theo truyền thống của pháp môn tịnh độ là vô Lượng Quang – tuệ giác không giới hạn Của Đức Phật A Di Đà. Sự thắp sáng tuệ giác đó đã được nối kết thông qua chư Tăng Ni đến toàn thể Phật tử với gần 15 ngàn người tham dự lễ hội. Ý nghĩa của lễ hội văn hóa mang tính truyền thống về tuệ giác này đã làm thăng hoa cho bất kỳ ở lễ hội nào của thế gian. Tuệ giác là nguồn khai sáng và dẫn đạo cho cuộc đời hướng về các giá trị của an vui và hạnh phúc, bởi nơi nào được thắp sáng bằng tuệ giác, nơi đó có hạnh phúc, có tình thương và hòa bình…

Bài: Giang Phong. PL. 2550 số 363 -11- 1-2007.

 

Tin tức liên quan

Có Phật đời bớt khổ
27/05/2023
Người hiền sống trong tỉnh thức
13/05/2023
Làm người tử tế
02/05/2023
Thảnh thơi
21/04/2023
Giúp con chữa trị bất an trong lòng
13/04/2023