Từ thiện & Phóng sanh
Hy vọng của chúng tôi
Cập nhật: 12/06/2012
Chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng lời thầy nói “thôi cô đừng khóc, đừng khóc nữa nhen, để từ từ chúng tôi tính giúp”. Liền sau đó được thầy cho biết có cô gái bảo muốn nhờ chùa Hoằng Pháp phóng sanh con heo cô đang nuôi vì mẹ cô đòi mang bán thịt lấy tiền làm từ thiện, và trên chùa đã đưa số điện thoại gặp thầy. Kết thúc buổi lễ, quý thầy bàn bạc nhanh và quyết định đi ngay đến nơi xem thực tế thế nào.
Chiếc xe đưa 3 vị thầy, theo sau là Phật tử chúng tôi vội vã len lỏi chen nhau trong dòng người, xe đông đúc vào giờ cao điểm của buổi tan tầm giữa lòng thành phố, với khoảng không gian ban chiều gần hết. Đến được địa chỉ nhà cô gái, đoàn phải xuống xe đi bộ vào con hẻm nhỏ. Nhà nằm tận cuối hẻm. Nếu như tận nãy giờ chúng tôi cứ thầm thắc mắc, tại vì sao đã có tâm phóng sanh lại đi nuôi con vật mà vốn dĩ của nó là phải trả nợ xác thân, thì giờ đây càng ngỡ ngàng hơn khi đặt bước chân đầu tiên vào ngôi nhà. Nhìn hàng loạt những chiếc bẫy chuột bằng kim loại chất ngỗn ngang 2 bên vách dọc lối đi đều nguyên màu sáng mới, lòng chúng tôi chùng xuống. Quan sát toàn cảnh ngôi nhà, xem ra giống như một xưởng gia công nhỏ, hoặc kho chứa hàng thì đúng hơn.
Chúng tôi nhận diện được là nhà ở, chỉ duy nhất một chi tiết là chiếc tủ thờ kê giữa nhà, trên 3 tượng Phật, 2 bên ảnh thờ thần, trên vách cạnh bên có vài di ảnh của người quá cố. Tiến dần vào bên trong cũng ngỗn ngan toàn là bẫy cùng với chiếc máy cắt hàng khá cũ, có lẽ từ lâu lắm chủ nhân không tu sửa lại ngôi nhà. Dưới sự hướng dẫn, cả đoàn bước dần lên các bậc thang chỗ nhốt nuôi heo ước 2-3 m2 là cùng, nhưng là ở điểm, tuy thiếu ánh sáng và khá ngột ngạt nhưng không hề có mùi hôi của súc vật. Nhân vật chính là một “chị heo mọi” khoảng độ hơn 70kg. Theo lời cô gái kể, tình cờ trông thấy con heo con nhỏ bằng chú chó rất dễ thương vào dịp đi chợ, cô thích quá mua mang về nuôi. Không ngờ chỉ hơn 1 năm nó lớn quá, cô thương và không có ý định bán. Trong khi mẹ cô đòi bán lấy tiền đi từ thiện. Vì xót sợ heo bị làm thịt nên con mới tìm chùa và gặp thầy. Nghe qua nội dung trình bày của mẹ cô gái với quý thầy, hóa ra công việc làm bẫy này vốn nghề gia truyền từ 3 đời của gia đình chồng.Thấy mẹ cô thiết tha muốn chúng tôi phóng sanh con heo, quý thầy có ý muốn khuyên nhủ nhà nên cố gắng chuyển nghề. Họ cho biết, họ rất hiểu công việc đang làm là gián tiếp sát sanh tạo nghiệp. Nhưng vì mưu sinh vốn dĩ đã quen theo lề lối cũ từ bao đời, nếu muốn thay đổi cũng không thể một sớm một chiều. Họ đã nuôi dưỡng tư tưởng này lâu rồi, nhưng khó mà thực hiện được vì cuộc sống của cả dòng họ đều phụ thuộc vào nghề này. Thầy Tâm Huệ trao cho họ một số tiền để gọi là bù đắp phần nào công vốn bỏ ra nuôi hơn năm nay. Họ cương quyết không nhận, phát tâm gởi gạo cúng dường nhờ đoàn chúng tôi chuyển đến nơi sẽ nhận nuôi con heo giúp họ, và tỏ thái độ mừng rỡ vô cùng khi thầy nhận lời hứa giúp. Chúng tôi hẹn cách hôm sau sẽ đến đưa heo đi.
Và để kết hợp trong cùng một ngày Phật sự. Được sự phân công của sư phụ. Sáng sớm ngày 16 tháng 4 nhuần Nhâm Thìn, Thầy Tâm Huệ cùng với Phật tử xuống thăm, tặng tiền từ thiện cho gia đình chị Phạm Thị Tiểu sinh năm 1954, cư ngụ tại ấp Tân Thạnh, Xã Tân Hội, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang. Có chồng và con trai là những lao động chính, thuộc dạng cận nghèo lại bị bệnh và tai nạn phải nằm một chỗ khá lâu với nhiều khó khăn. Trong thời gian ấy thầy phân công số Phật tử còn lại quay đến nơi hôm trước để chuyển heo về chùa, tập hợp với cả số vật phẩm của Phật tử đóng góp, đi cùng trong một chuyến 10h45 thầy Tâm Huệ vừa từ Tiền Giang về đến. 3 chiếc xe bao gồm Phật tử, heo, mì, gạo, thực phẩm khác... do thầy Tâm Huệ dẫn đoàn, xuất phát từ chùa Hoằng Pháp tiến về hướng đồng Nai. Địa điểm gởi heo cũng là một trung tâm từ thiện có tên gọi là Làng Tre, tọa lạc xã Xuân Thế, Huyện Cầm Mỹ, Đồng Nai. Phụ trách chính trung tâm là vị Đại Đức Thích Chiếu Bổn. Thầy đã hoan hỷ nhận nuôi con heo ngay trung tâm để nó ăn thức ăn dư thừa cho đến ngày nó chết.
Đến nơi, qua trao đổi của thầy Tâm Huệ với vị đại diện từ thiện tiếp đoàn chúng tôi, được biết hiện có cả thảy 190 nhân khẩu đang tiếp nhận tại trung tâm, bao gồm cả trẻ mồ côi, người già neo đơn và khuyết tật. Thầy Tâm Huệ nói lời cảm ơn gởi đến thầy Thích Chiếu Bổn về việc nhận nuôi giúp con heo, đồng thời đại diện chùa Hoằng Pháp và Phật tử gởi tặng tịnh tài, tịnh vật đến trung tâm. Sau khi nhận sự hoan hỷ đáp lễ của vị đại diện, chúng tôi được một cô hướng dẫn tham quan vòng quanh trung tâm. Đầu tiên, chúng tôi theo thầy Tâm Huệ vào chánh điện lễ Phật cúng dường.
Ra khỏi bậc thềm chánh điện, trông thấy “chị heo” đang nhởn nhơ qua lại trên nền đất, chúng tôi nhớ lại quá trình vận chuyển chị ta từ trên gác 3 xuống đất mà ngán phát khiếp. Phải vật lộn cả giờ đồng hồ mới đưa được chị vào rọ, hì hục vất vả lắm để xuống được 2 cầu thang chật hẹp chỉ vừa một người đi. Những dòng nước mắt của chủ và vật khi xa, giờ đây chắc hẳn sẽ bù đắp bằng hình ảnh này đây. Chúng tôi cảm thấy vui lắm vì nó sẽ thoát khỏi nỗi đau bị cắt giết thân mạng. Ở đây hy vọng sẽ được an toàn cho đến ngày thoát kiếp. Tiếp tục tiến dần qua từng khu nhà khang trang dựng bằng tre đan kết và quét màu rất sáng sủa. Những đứa trẻ ùa ra vây quanh chúng tôi mừng rỡ nhất là những cháu bị tật nguyền, ngẩn ngơ nhưng vẫn biết chắp tay xá chào chúng tôi theo nghi lễ con nhà Phật. Xót xa hơn khi nhìn đứa trẻ sơ sinh mới 1 tháng tuổi bị bỏ rơi, thấy các cụ già ngước nhìn theo chúng tôi đăm đăm, có lẽ tuổi tác chúng tôi có thể trạc tuổi con cháu các cụ, nhưng họ đã lảng quên các bậc sinh thành của mình vì một nguyên nhân nào đó. Một phụ nữ nằm dựa trên phản vội lấy tay che mắt, cười ngu ngơ khi thấy chúng tôi đi qua, hóa ra chị ta bị tâm thần.
Hình ảnh con heo qua lại trước sân, hình ảnh của toàn khu vực vừa đi qua đã khiến chúng tôi có một cảm giác thật chạnh lòng. Mắt mình hơi cay. Chúng tôi tự nghĩ, có phải chăng đây là những mảnh đời mà khi mang ghép lại với nhau ta sẽ được 1 bức tranh toàn cảnh, để khi nhìn tận nó, chúng ta như nhìn thấu rõ những gì đã tạo ra trong quá khứ. Và cũng nhờ nhìn tận nó, chúng ta sẽ biết giờ cần phải sống như thế nào để nhận được một bức tranh phản diện trong kiếp tái sinh. Chúng tôi lại nhớ đến những lời bộc bạch về ước muốn đổi nghề của chị chủ nhà chúng tôi đến bắt heo khi sáng. Chúng tôi thật sự đồng cảm với họ. Nhưng theo cách nghĩ còn hạn chế như chúng tôi thì có những nghề gia truyền có thể phù hợp với cha ông ta trước kia, nhưng với sự tiến bộ của con người và khoa học xã hội ngày càng phát triển hiện nay, có thể sẽ không còn phù hợp nữa. Thiết nghĩ con cháu chúng ta cũng có quyền được chuyển đổi nó theo chiều hướng tích cực, nếu như có quyết tâm và được một sự trợ duyên nào đó từ bên ngoài tác động giúp đỡ. Theo cách hiểu của một người con Phật. Tất cả mọi công việc gì được đặt trên nền tảng đạo đức đều mang đến cho chúng ta một giá trị lợi lạc lâu dài và bền vững cả yếu tố vật chất và đời sống tâm linh. Chúng tôi hy vọng điều ước muốn của chị ấy sẽ sớm thành hiện thực. Hy vọng cho chị ấy và cũng hy vọng cho chính cả chúng tôi, vì chúng tôi cũng đang từng bước theo dấu chân của những bậc tôn túc của sư phụ, của những bậc thầy đầy đủ giới đức để được học hỏi thật nhiều, hành trì thật nhiều theo gương Người, đóng góp một chút tâm lực nhỏ nhoi, góp phần phụng sự vì lợi ích cho tha nhân.
Dưới đây là hình ảnh được ghi nhận:
Chiếc xe đưa 3 vị thầy, theo sau là Phật tử chúng tôi vội vã len lỏi chen nhau trong dòng người, xe đông đúc vào giờ cao điểm của buổi tan tầm giữa lòng thành phố, với khoảng không gian ban chiều gần hết. Đến được địa chỉ nhà cô gái, đoàn phải xuống xe đi bộ vào con hẻm nhỏ. Nhà nằm tận cuối hẻm. Nếu như tận nãy giờ chúng tôi cứ thầm thắc mắc, tại vì sao đã có tâm phóng sanh lại đi nuôi con vật mà vốn dĩ của nó là phải trả nợ xác thân, thì giờ đây càng ngỡ ngàng hơn khi đặt bước chân đầu tiên vào ngôi nhà. Nhìn hàng loạt những chiếc bẫy chuột bằng kim loại chất ngỗn ngang 2 bên vách dọc lối đi đều nguyên màu sáng mới, lòng chúng tôi chùng xuống. Quan sát toàn cảnh ngôi nhà, xem ra giống như một xưởng gia công nhỏ, hoặc kho chứa hàng thì đúng hơn.
Chúng tôi nhận diện được là nhà ở, chỉ duy nhất một chi tiết là chiếc tủ thờ kê giữa nhà, trên 3 tượng Phật, 2 bên ảnh thờ thần, trên vách cạnh bên có vài di ảnh của người quá cố. Tiến dần vào bên trong cũng ngỗn ngan toàn là bẫy cùng với chiếc máy cắt hàng khá cũ, có lẽ từ lâu lắm chủ nhân không tu sửa lại ngôi nhà. Dưới sự hướng dẫn, cả đoàn bước dần lên các bậc thang chỗ nhốt nuôi heo ước 2-3 m2 là cùng, nhưng là ở điểm, tuy thiếu ánh sáng và khá ngột ngạt nhưng không hề có mùi hôi của súc vật. Nhân vật chính là một “chị heo mọi” khoảng độ hơn 70kg. Theo lời cô gái kể, tình cờ trông thấy con heo con nhỏ bằng chú chó rất dễ thương vào dịp đi chợ, cô thích quá mua mang về nuôi. Không ngờ chỉ hơn 1 năm nó lớn quá, cô thương và không có ý định bán. Trong khi mẹ cô đòi bán lấy tiền đi từ thiện. Vì xót sợ heo bị làm thịt nên con mới tìm chùa và gặp thầy. Nghe qua nội dung trình bày của mẹ cô gái với quý thầy, hóa ra công việc làm bẫy này vốn nghề gia truyền từ 3 đời của gia đình chồng.Thấy mẹ cô thiết tha muốn chúng tôi phóng sanh con heo, quý thầy có ý muốn khuyên nhủ nhà nên cố gắng chuyển nghề. Họ cho biết, họ rất hiểu công việc đang làm là gián tiếp sát sanh tạo nghiệp. Nhưng vì mưu sinh vốn dĩ đã quen theo lề lối cũ từ bao đời, nếu muốn thay đổi cũng không thể một sớm một chiều. Họ đã nuôi dưỡng tư tưởng này lâu rồi, nhưng khó mà thực hiện được vì cuộc sống của cả dòng họ đều phụ thuộc vào nghề này. Thầy Tâm Huệ trao cho họ một số tiền để gọi là bù đắp phần nào công vốn bỏ ra nuôi hơn năm nay. Họ cương quyết không nhận, phát tâm gởi gạo cúng dường nhờ đoàn chúng tôi chuyển đến nơi sẽ nhận nuôi con heo giúp họ, và tỏ thái độ mừng rỡ vô cùng khi thầy nhận lời hứa giúp. Chúng tôi hẹn cách hôm sau sẽ đến đưa heo đi.
Và để kết hợp trong cùng một ngày Phật sự. Được sự phân công của sư phụ. Sáng sớm ngày 16 tháng 4 nhuần Nhâm Thìn, Thầy Tâm Huệ cùng với Phật tử xuống thăm, tặng tiền từ thiện cho gia đình chị Phạm Thị Tiểu sinh năm 1954, cư ngụ tại ấp Tân Thạnh, Xã Tân Hội, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang. Có chồng và con trai là những lao động chính, thuộc dạng cận nghèo lại bị bệnh và tai nạn phải nằm một chỗ khá lâu với nhiều khó khăn. Trong thời gian ấy thầy phân công số Phật tử còn lại quay đến nơi hôm trước để chuyển heo về chùa, tập hợp với cả số vật phẩm của Phật tử đóng góp, đi cùng trong một chuyến 10h45 thầy Tâm Huệ vừa từ Tiền Giang về đến. 3 chiếc xe bao gồm Phật tử, heo, mì, gạo, thực phẩm khác... do thầy Tâm Huệ dẫn đoàn, xuất phát từ chùa Hoằng Pháp tiến về hướng đồng Nai. Địa điểm gởi heo cũng là một trung tâm từ thiện có tên gọi là Làng Tre, tọa lạc xã Xuân Thế, Huyện Cầm Mỹ, Đồng Nai. Phụ trách chính trung tâm là vị Đại Đức Thích Chiếu Bổn. Thầy đã hoan hỷ nhận nuôi con heo ngay trung tâm để nó ăn thức ăn dư thừa cho đến ngày nó chết.
Đến nơi, qua trao đổi của thầy Tâm Huệ với vị đại diện từ thiện tiếp đoàn chúng tôi, được biết hiện có cả thảy 190 nhân khẩu đang tiếp nhận tại trung tâm, bao gồm cả trẻ mồ côi, người già neo đơn và khuyết tật. Thầy Tâm Huệ nói lời cảm ơn gởi đến thầy Thích Chiếu Bổn về việc nhận nuôi giúp con heo, đồng thời đại diện chùa Hoằng Pháp và Phật tử gởi tặng tịnh tài, tịnh vật đến trung tâm. Sau khi nhận sự hoan hỷ đáp lễ của vị đại diện, chúng tôi được một cô hướng dẫn tham quan vòng quanh trung tâm. Đầu tiên, chúng tôi theo thầy Tâm Huệ vào chánh điện lễ Phật cúng dường.
Ra khỏi bậc thềm chánh điện, trông thấy “chị heo” đang nhởn nhơ qua lại trên nền đất, chúng tôi nhớ lại quá trình vận chuyển chị ta từ trên gác 3 xuống đất mà ngán phát khiếp. Phải vật lộn cả giờ đồng hồ mới đưa được chị vào rọ, hì hục vất vả lắm để xuống được 2 cầu thang chật hẹp chỉ vừa một người đi. Những dòng nước mắt của chủ và vật khi xa, giờ đây chắc hẳn sẽ bù đắp bằng hình ảnh này đây. Chúng tôi cảm thấy vui lắm vì nó sẽ thoát khỏi nỗi đau bị cắt giết thân mạng. Ở đây hy vọng sẽ được an toàn cho đến ngày thoát kiếp. Tiếp tục tiến dần qua từng khu nhà khang trang dựng bằng tre đan kết và quét màu rất sáng sủa. Những đứa trẻ ùa ra vây quanh chúng tôi mừng rỡ nhất là những cháu bị tật nguyền, ngẩn ngơ nhưng vẫn biết chắp tay xá chào chúng tôi theo nghi lễ con nhà Phật. Xót xa hơn khi nhìn đứa trẻ sơ sinh mới 1 tháng tuổi bị bỏ rơi, thấy các cụ già ngước nhìn theo chúng tôi đăm đăm, có lẽ tuổi tác chúng tôi có thể trạc tuổi con cháu các cụ, nhưng họ đã lảng quên các bậc sinh thành của mình vì một nguyên nhân nào đó. Một phụ nữ nằm dựa trên phản vội lấy tay che mắt, cười ngu ngơ khi thấy chúng tôi đi qua, hóa ra chị ta bị tâm thần.
Hình ảnh con heo qua lại trước sân, hình ảnh của toàn khu vực vừa đi qua đã khiến chúng tôi có một cảm giác thật chạnh lòng. Mắt mình hơi cay. Chúng tôi tự nghĩ, có phải chăng đây là những mảnh đời mà khi mang ghép lại với nhau ta sẽ được 1 bức tranh toàn cảnh, để khi nhìn tận nó, chúng ta như nhìn thấu rõ những gì đã tạo ra trong quá khứ. Và cũng nhờ nhìn tận nó, chúng ta sẽ biết giờ cần phải sống như thế nào để nhận được một bức tranh phản diện trong kiếp tái sinh. Chúng tôi lại nhớ đến những lời bộc bạch về ước muốn đổi nghề của chị chủ nhà chúng tôi đến bắt heo khi sáng. Chúng tôi thật sự đồng cảm với họ. Nhưng theo cách nghĩ còn hạn chế như chúng tôi thì có những nghề gia truyền có thể phù hợp với cha ông ta trước kia, nhưng với sự tiến bộ của con người và khoa học xã hội ngày càng phát triển hiện nay, có thể sẽ không còn phù hợp nữa. Thiết nghĩ con cháu chúng ta cũng có quyền được chuyển đổi nó theo chiều hướng tích cực, nếu như có quyết tâm và được một sự trợ duyên nào đó từ bên ngoài tác động giúp đỡ. Theo cách hiểu của một người con Phật. Tất cả mọi công việc gì được đặt trên nền tảng đạo đức đều mang đến cho chúng ta một giá trị lợi lạc lâu dài và bền vững cả yếu tố vật chất và đời sống tâm linh. Chúng tôi hy vọng điều ước muốn của chị ấy sẽ sớm thành hiện thực. Hy vọng cho chị ấy và cũng hy vọng cho chính cả chúng tôi, vì chúng tôi cũng đang từng bước theo dấu chân của những bậc tôn túc của sư phụ, của những bậc thầy đầy đủ giới đức để được học hỏi thật nhiều, hành trì thật nhiều theo gương Người, đóng góp một chút tâm lực nhỏ nhoi, góp phần phụng sự vì lợi ích cho tha nhân.
Dưới đây là hình ảnh được ghi nhận:
PT Liên Tùng