Bài viết

Con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu?

Cập nhật: 17/04/2018
Theo quan niệm của nhiều người thì tất cả mọi vật trong vũ trụ đều do Thượng Đế tạo ra kể cả con người cũng vậy. Nếu có ai đó đặt câu hỏi Thượng Đế do ai tạo ra? Thì có lẽ sẽ không tìm được câu trả lời, bởi vì nếu truy tìm về khởi nguyên của vũ trụ của con người thì hầu hết chưa một cá nhân nào hay một tôn giáo nào giải thích hay đưa ra được câu trả lời. Tuy nhiên ở Phật giáo, nếu chúng ta nhìn nhận một cách nghiêm túc, thì Phật giáo không phải là một hệ thống triết học. Tuy nhiên, khi nghiên cứu, các nhà triết học vẫn có thể tìm thấy những quan điểm, học thuyết thể hiện tính triết học ở Phật giáo. ‘‘Học thuyết Duyên khởi’’ là một trong những học thuyết tuyệt vời trong hệ thống giáo lý của đạo Phật.
 

Con người từ đâu đến và sẽ đi về đâu?

 

Duyên khởi (Pratītyasamutpāda – Paticca Samuppada) có nghĩa là “phát sinh phụ thuộc”, “điều kiện phát sinh” hay “chuỗi nhân quả”, đây là nền tảng cho lời dạy của Ðức Phật về quá trình sinh-tử xuất hiện trong kinh điển của hai trường phái Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa. Duyên khởi là một trong những học thuyết làm sáng tỏ chân lý cuối cùng trong đạo Phật.

Cụ thể, đó là một giáo lý đặc biệt của Phật giáo liên quan đến sự hình thành, biến đổi và hoại diệt của các sự vật hiện tượng. Những thay đổi do nghiệp báo, những thăng trầm của cuộc đời, tất cả đều do nguyên nhân trực tiếp và các nguyên nhân gián tiếp.

Duyên khởi có thể được xem là học thuyết cốt tủy của đạo Phật, vì ở đây đã thuyết minh về sự liên hệ hỗ trợ giữa các sự vật, hiện tượng hay các pháp. Nói cách khác, học thuyết duyên khởi cho rằng, đời sống hay thế giới này tạo thành là do một chuỗi tương quan liên hệ, trong đó sự sanh khởi và hoại diệt của các yếu tố tùy thuộc một số yếu tố khác làm điều kiện cho chúng. nội dung này được Kinh điển Phật giáo diễn tả một cách khái quát qua đoạn kinh sau:

“Do cái này có mặt, cái kia có mặt

Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt

Do cái này sinh, cái kia sinh

Do cái này diệt, cái kia diệt”

Đó là dạng tổng quát nhất của học thuyết hay giáo lý duyên khởi được đức Phật giảng dạy. Nó cho thấy, mọi hiện hữu trong thế giới này đều vận hành theo nguyên tắc của sự tương thuộc, tương quan lẫn nhau. Sự vật, hiện tượng này sinh khởi do hội đủ điều kiện hỗ trợ cho sự sinh khởi ấy. Và ngược lại, sự vật, hiện tượng chấm dứt hay hoại diệt khi các điều kiện, các thành phần, yếu tố cấu tạo nên chúng thay đổi hay không còn nữa. Và ngay cả các điều kiện hỗ trợ này cũng lại tùy thuộc vào các yếu tố, điều kiện khác để sinh khởi, tồn tại và hoại diệt.

Tuy nhiên, không được hiểu duyên khởi là một học thuyết thuyết minh về nguồn gốc thế giới. Theo các nhà Phật học, nội dung chính của duyên khởi chủ yếu thuyết minh về quá trình sinh khởi của con người. Nói đúng hơn, duyên khởi giải thích tại sao chúng ta cứ luân hồi, khổ đau và làm sao chúng ta thoát khỏi luân hồi, khổ đau đó. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua sự vận hành của 12 nhân duyên.

“Mười hai nhân duyên” hoặc “12 liên kết phụ thuộc lẫn nhau”, trong đó mô tả một chuỗi các nguyên nhân dẫn đến sự tái sinh vô tận của một người. Bằng cách phá vỡ chuỗi, giải phóng khỏi chu kỳ tái sinh mới có thể đạt được.

Trong trường phái Gelugpa Tây Tạng, Duyên khởi bổ sung cho khái niệm “Tánh không“, có nghĩa là không có pháp nào có sự tồn tại của riêng nó, và không có “điều đó” như “chân lý cuối cùng” hay “thực tại tối thượng.”

Do vô minh có mặt, nên hành có mặt; do hành, nên thức có mặt; do thức, nên danh sắc có mặt; do danh sắc, nên lục nhập có mặt; do lục nhập, nên xúc có mặt; do xúc, nên ái có mặt; do ái, nên thủ có mặt; do thủ, nên hữu có mặt; do hữu, nên sinh có mặt; do sinh có mặt, và dẫn theo lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não có mặt, hay toàn bộ khổ uẩn sinh. Ðây gọi là Duyên khởi”.

Đó là mười hai chi phần duyên khởi được quán sát ở chiều thuận, tức chiều sinh khởi. Ở chiều nghịch, tức chiều đoạn diệt, các chi phần này được quán sát như sau:

Do sự vắng mặt của vô minh, nên hành vắng mặt; do hành vắng mặt nên thức vắng mặt ; do thức vắng mặt nên danh sắc vắng mặt; do danh sắc vắng mặt nên lục nhập vắng mặt; do lục nhập vắng mặt nên xúc vắng mặt; do xúc vắng mặt nên thọ vắng mặt; do thọ vắng mặt nên ái vắng mặt; do ái vắng mặt nên thủ vắng mặt; do thủ vắng mặt nên hữu vắng mặt; do hữu vắng mặt nên sinh vắng mặt; do sinh vắng mặt nên lão tử, sầu bi, khổ, ưu, não vắng mặt”

Trong mười hai chi phần duyên khởi:

Vô minh và hành thuộc về đời sống quá khứ.

Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu là những yếu tố thuộc kiếp sống hiện tại.

Hai yếu tố còn lại thuộc kiếp sống tương lai.

Có một điểm cần lưu ý, mặc dù duyên khởi được trình bày theo thứ tự mười hai chi phần, khởi đầu từ vô minh cho tới lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não nhưng tuyệt đối không có nghĩa rằng vô minh là nguyên nhân đầu tiên của duyên khởi. Việc liệt kê thứ tự mười hai chi phần duyên khởi ở đây chỉ là hệ quả của vấn đề biện luận, lý thuyết. Trên thực tế, không có chi phần nào là nguyên nhân đầu tiên, mà chỉ có các yếu tố hình thành nên quá trình duyên khởi.

Như vậy, duyên khởi là cái nhìn trí tuệ của đức Phật, soi rọi vào quá trình sinh tử luân hồi của chúng sanh, chứ không phải là một học thuyết trình bày về nguồn gốc của thế giới. Điều này rất quan trọng đối với quá trình tu học của chúng ta. Nó cho thấy con người do vô minh, khát ái nên chìm đắm vào đời sống khổ đau; nhưng đồng thời nó cũng cho thấy bằng trí tuệ, con người hoàn toàn có khả năng đoạn diệt tham ái, cắt đứt, vượt thoát khổ đau, thiết lập đời sống an lạc, hạnh phúc cho chính bản thân mình và thế giới xung quanh.

Nói tóm lại, tất cả những lời dạy của Đức Phật có thể được xem là dựa trên Luật Duyên khởi. “Bởi vì điều này tồn tại, điều đó nảy sinh. Bởi vì điều này không tồn tại, điều đó không xảy ra.”

Tất cả pháp (dharmas) xuất hiện tùy thuộc vào pháp khác: “Nếu điều này tồn tại, thì tồn tại, nếu điều này chấm dứt tồn tại, điều đó cũng không còn tồn tại.” Đây là một giáo huấn mang tính ứng dụng cao, được áp dụng cho đau khổ và con đường chấm dứt đau khổ.

Minh Định

Tin tức liên quan

Trùng Sinh Ân Nặng
22/06/2023
Nâng Niu Cảm Xúc
17/06/2023
Có Phật đời bớt khổ
27/05/2023
Người hiền sống trong tỉnh thức
13/05/2023
Làm người tử tế
02/05/2023