Trong Nước

Bi trí trang nghiêm (Phỏng vấn sư Thanoun - Thailand)

Cập nhật: 14/06/2016
Nhân dịp nghỉ hè, một số quý thầy chùa Hoằng Pháp hiện đang theo học tại ĐH Mahachulalonkon – Thái Lan, có mời bốn vị sư Thái và Myanma về chùa tham quan cũng như tu tập cùng đại chúng. Chúng tôi có buổi phỏng vấn sư Thanoun về việc học cũng như tu tập của vị ấy.
 

Bi trí trang nghiêm (Phỏng vấn sư Thanoun - Thailand)

 
1. Sư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân?

Pháp danh của tôi là Thanoun Komarachunna, tôi là tu sĩ người Thái. Tôi sinh ra tại tỉnh Prachinburi - quê của mẹ tôi. Khi còn trẻ, tôi học tiểu học tại thủ đô Băng Cốc và cũng thành công trong trường phổ thông trung học. Sau đó, tôi trải qua kỳ thi đại học và đậu vào trường Hải quân hoàng gia Thái Lan. Công việc của tôi là gửi hải quan cho các tàu chiến tới gần biển. Đó là khoảng thời gian 5 năm trước khi tôi đi xuất gia.

2. Sư có thể cho biết đôi nét về truyền thống Phật giáo Thái Lan

Ở Thái Lan có nhiều người theo Phật giáo và chúng tôi làm mọi thứ theo lời Phật dạy để trở thành Phật tử chân chính. Vì truyền thống đất nước Phật giáo chúng tôi luôn hướng đến lời dạy của Phật giúp con người có được sự an lạc. Tất cả mọi thứ tôi đang hướng đến là vì tâm từ và sự giải thoát.

Mỗi buổi sáng theo truyền thống Phật giáo Thái Lan, tôi phải đi khất thực và các Phật tử cúng dường thức ăn cho tôi. Thông thường vào các ngày lễ Phật giáo, các Phật tử đi đến chùa để lắng nghe pháp thoại từ chư Tăng. Đối với Phật tử tại gia họ luôn lấy năm giới làm hành trang cho sự tu tập. Đất nước chúng tôi được cho là một quê hương yên bình và thân thiện. Tại sao như vậy? Vì có vị vua rất tuyệt vời. Thậm chí bản thân là tu sĩ, tôi và mọi người luôn tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với ông ấy, chính ông ấy làm tất cả cho đất nước có được sự phồn vinh và phát triển.

3. Tại sao sư trở thành tu sĩ?

Tôi cảm thấy cuộc đời của bản thân có nhiều khổ đau cũng như nhìn thấy những khổ đau mà người khác đang gánh chịu. Tôi thích đọc những sách liên quan đến Phật pháp. Một ngày nọ, tôi tình cờ đọc quyển sách nói về việc ăn chay. Trong đó nó nói rằng: “Vì thức ăn mà con người đã nhẫn tâm đoạt mạng các loài động vật một cách đau đớn.” Chính tôi là một trong những người nằm trong trường hợp đó. Tôi đã tạo nghiệp sát rất nhiều. Nhận thấy bản thân gây ra nhiều tội lỗi cho chúng sinh đặc biệt là các loài động vật. Từ đó về sau tôi trở thành người ăn chay trường. Cũng vào năm đó đã xảy ra xung đột khủng khiếp giữa các sinh viên và chính quyền. Tất nhiên các sinh viên bị chết rất nhiều dưới tay tàn sát của các chiến sĩ. Tôi rất buồn và luôn luôn trong tâm niệm muốn được cuộc sống hòa bình. Chính vì thế, tôi quyết định xuất gia sau đó không lâu. Tôi nhớ không lầm là cách đây 45 năm. Năm nay tôi 67 tuổi.

4. Được biết sư năm nay đã 67 tuổi và hiện đang theo học Thạc sĩ Phật học tại ĐH Mahachulalonkon, động lực và ý chí nào giúp sư làm được việc này?

Tôi thích câu nói: “Việc học không phân biệt tuổi tác”. Chính câu nói này đã giúp tôi có động lực để tiếp tục việc học tập của mình. Ngoài ra, sự thành công của tôi nhờ sự trợ duyên đắc lực từ phía người thân trong gia đình trên phương diện vật chất và tinh thần. Không dừng lại ở đó, tôi sẽ tiếp tục theo học tiến sĩ nếu như tôi vẫn còn sức khỏe.

Ở Thái Lan, đa phần sau khi một người được thầy của mình thế phát xuất gia thì đệ tử phải tự lo cho việc học cũng như sinh hoạt hằng ngày. Không như ở Việt Nam các thầy được sư phụ lo đầy đủ mọi thứ liên quan đến học hành và đời sống tu tập.

5. Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ ở Thái Lan, các sư đi khất thực hằng ngày và thọ nhận vật thực mà Phật tử cúng dường, đa phần là đồ mặn. Nhưng sư là người ăn chay trường, tại sao?

Tôi luôn tâm đắc lời dạy của đức Phật đó là “không nên sát sinh”, tôi không bao giờ có ý niệm dùng thịt chúng sinh để nuôi mạng của bản thân. Điều đó quả thực nhẫn tâm và đi trái lại lời dạy của Phật. Ngoài ra, tôi còn nghe bác sĩ nói “ăn chay tốt cho sức khỏe.” Khi nhận thức được điều đó tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm trong lúc thiền định, các loài động vật sẽ là bạn thân chứ không phải là kẻ thù. Điều đó có nghĩa là những ngôi mồ chôn xác thú không còn nằm trong bao tử của tôi.

Hiện nay tôi cũng gặp trở ngại lớn trong việc sinh hoạt với đại chúng. Đặc biệt là việc ăn chay của tôi. Như các vị đã biết, truyền thống Phật giáo Thái Lan, các vị tu sĩ đều ăn mặn. Nhưng với tâm từ bi tôi không thể làm điều đó, tôi không thể ăn thịt chúng, mặc dù tôi được phép ăn theo tam tịnh nhục là không thấy, không nghi, không biết.

Tuy nhiên, không vì thế mà tôi bắt quý Phật tử cúng chay cho tôi mỗi khi đi khất thực, tôi vẫn khất thực bình thường như các vị tu sĩ khác, nhưng khi có những thức ăn mặn tôi cho người khác, còn thức ăn chay tôi giữ lại ăn.

Tôi luôn nghe những lời nói không mấy thân thiện mỗi khi đến trường rằng “vừa lớn tuổi mà vừa lại ăn chay” và cũng là điều mà các tu sĩ Thái khó làm được.

Cuối cùng tôi xin tri ân công đức của Thầy trụ trì chùa Hoằng Pháp đã tạo điều kiện và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian ở tại chùa, cũng như chuyến tham quan tại Việt Nam. Một lẫn nữa, tôi không biết nói gì hơn ngoài sự tri ân sâu sắc đến các Thầy đã hỗ trợ và đồng hành cùng tôi trong chuyến tham quan đầy ý nghĩa này.

Sau đây là những hình ảnh của quý sư Thái Lan trong khóa lễ tụng kinh:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
BBT Website

Tin tức liên quan

Du Xuân Hoằng Pháp 2021
09/02/2021
Giới thiệu ấn phẩm mới: Chặng Đường 10 Năm Hoa Đăng Phật Thành Đạo
19/01/2021
Có nên dựng tượng Alexandre de Rhodes?
04/12/2019
Tha thứ
18/07/2018
Bi kịch tình yêu
25/06/2018