Lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh cao huyết áp của bệnh nhân. Một cách hiệu quả để kiểm soát chứng cao huyết áp là một lối sống lành mạnh giúp bạn có thể giảm bớt hoặc thậm chí không dùng thuốc. Dưới đây là những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa chứng bệnh cao huyết áp:
1. Ngủ 7 giờ/ngày
Những người ngủ năm giờ hoặc ít hơn một đêm có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp. Qua thời gian, việc thiếu ngủ có thể gây hại cho cơ thể trong việc điều chỉnh kích thích tố dẫn đến huyết áp cao. Không chỉ là thời gian ngủ mà chất lượng giấc ngủ của bạn cũng ảnh hưởng đến nguy cơ cao huyết áp. Vì vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc!
2. Bớt ăn muối
Muối làm cho cơ thể của bạn giữ nước. Nếu bạn ăn quá mặn, lượng nước dư thừa tích trữ trong cơ thể sẽ làm tăng huyết áp. Đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng nếu bạn đang có chỉ số huyết áp (BP) cao. Nếu bạn đang thừa cân, việc ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc ăn quá mặn đồng nghĩa với việc thuốc trị huyết áp cao có tác dụng lợi tiểu, sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn nên tránh ăn các loại thịt chế biến và cá muối mặn. Bạn cũng nên kiểm soát lượng muối ăn vừa phải mỗi khi dùng bữa.
3. Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần
Đối với người trưởng thành, Sở Y tế và Dịch vụ đã đưa ra một số hướng dẫn tập thể dục - ít nhất là 150 phút một tuần đối với môn aerobic thể loại vận động trung bình hoặc 75 phút một tuần với môn aerobic thể loại vận động mạnh. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai. Tập thể dục là hình thức điều trị bệnh cao huyết áp không dùng thuốc. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ làm cho trái tim của bạn khỏe mạnh hơn, có thể bơm nhiều máu hơn mà không bị mệt. Để duy trì chỉ số huyết áp ở mức trung bình, bạn cần phải tập thể dục thường xuyên. Thường thì sẽ mất khoảng từ một đến ba tháng để việc tập thể dục có tác động tích cực lên huyết áp của bạn.
4. Thiền định 10 phút mỗi ngày
Hiện tượng Stress là hệ thống báo động tự nhiên của cơ thể. Nó giải phóng một loại hormone gọi là adrenaline khiến hơi thở của bạn nhanh hơn, đẩy nhanh nhịp tim và làm huyết áp tăng. Theo một nghiên cứu gần đây, khi bạn có một thái độ tích cực đối với cuộc sống, giữ cho tâm trí an nhiên không căng thẳng, lo lắng, cùng với việc thực hiện các phương pháp xả stress và thư giãn sẽ cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng tăng huyết áp. Thêm vào đó, thiền giúp bạn ngủ ngon hơn và phục hồi sức khỏe thể chất.
5. Ăn nhiều trái cây và rau quả
Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả kết hợp với thực phẩm từ sữa ít béo sẽ làm giảm đáng kể huyết áp, đặc biệt là ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Trái cây và rau có đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ để giữ cho cơ thể của bạn khỏe mạnh. Chúng cũng chứa kali, đặc biệt là các loại rau củ có chứa tinh bột như khoai tây và khoai lang -và có hàm lượng Natri thấp, giúp cân bằng các tác động tiêu cực của muối. Điều này trực tiếp làm giảm huyết áp.
6. Giảm cân
Những người thừa cân sẽ có nhiều mô mỡ chèn ép lên mạch máu khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
Nếu bạn đang thừa cân, việc giảm bớt 2-3 kg có thể giúp làm giảm huyết áp của bạn. Để giảm cân, lượng calo bạn dung nạp vào cơ thể phải ít hơn lượng calo bạn đốt cháy mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không nên giảm cân quá nhanh mà hãy thực hiện một cách dần dần và ổn định.