Sách Khác
Đại Môn Thứ Mười

ĐẠI MÔN THỨ MƯỜI

Có 2. Dẫn chứng kinh Vô Lượng Thọ và giải thích ý nghĩa hồi hướng.

I. Dẫn chứng kinh Vô Lượng Thọ.

Chư Phật mười phương không ai là không khuyên mọi người vãng sanh Tịnh độ. Chư Bồ-tát mười phương, không ai là không cùng sanh Tịnh độ. Trời người trong mười phương, cũng đều có ý muốn vãng sanh Tịnh độ. Cho nên biết được, đây là điều không thể nghĩ bàn.

Cho nên kinh Vô Lượng Thọ tán thán: “Phật A-di-đà thần thông vô hạn lượng, là Phật được vô lượng chư Phật khen ngợi. Các nước Phật nhiều như số cát sông hằng ở phương đông, có vô số Bồ-tát đều đến Tây phương Tịnh độ triều kiến Phật A-di-đà, cũng đều cúng dường nước An Lạc. Các Thanh văn, Bồ-tát sau khi nghe Phật A-di-đà thuyết pháp, đều đi khắp nơi tuyên hoá pháp mầu, các thánh nhân chín phương cũng thế.”

II. Giải thích ý nghĩa hồi hướng.

Tất cả chúng sanh, tuy đều có Phật tánh, người người cũng đều có tâm nguyện thành Phật. Nhưng nhìn vào hạnh nghiệp tu hành của mỗi người, nếu chưa đủ một vạn kiếp, thì chưa ra khỏi ngôi nhà lửa tam giới, chưa thoát khỏi luân hồi. Vì vậy thánh nhân thương cho chúng sanh phải chịu khổ dài lâu, nên khuyên chúng sanh hồi hướng công đức cầu vãng sanh Tây phương, để thành tựu đại lợi ích. Công dụng của hồi hướng, không vượt ra ngoài sáu loại sau:

1. Mang kết quả tu hành hồi hướng Tây phương Tịnh độ. Sau khi vãng sanh Tịnh độ, được sáu thần thông, lại đi tế độ chúng sanh, đó chính là không trụ trong pháp.

2. Mang tu nhân hồi hướng quả báo.

3. Mang sanh cõi dưới hồi hướng sanh cõi trên.

4. Mang thành tựu chậm hồi hướng thành tựu nhanh, chính là không trụ ở thế gian.

5. Thương xót chúng sanh, mong chúng sanh hướng thiện, mà đem công đức hồi hướng chúng sanh.

6. Hồi hướng nhập và khứ, cũng chính là trừ cái tâm phân biệt.

Công dụng của hồi hướng, có thể thành tựu sáu việc này, cho nên kinh Vô Lượng Thọ nói: “Chúng sanh sanh sang nước ta, ắt hoạch được tiến bộ thù thắng, vượt thường quy tu hành bình thường của mỗi địa, mãi cho đến thành tựu cứu cánh quả vị Phật, cũng không gặp khó khăn nào.”

Vì vậy kinh Vô Lượng Thọ tán thán rằng: “Bồ-tát và Thanh văn ở cõi nước An lạc, ở Ta-bà không tìm thấy tương đương. Lấy đại biện tài vô ngại của Phật Thích-ca, để nói chút ít về tỷ dụ này. Thí như so sánh vua với kẻ ăn mày đại hạ tiện với vua, như so sánh đến vương với kim luân vương, như vậy so sánh cho đến trời thứ sáu, thứ tự so sánh đều như vậy. Lại lấy hình sắc của trời thứ sáu, so sánh với Bồ-tát ở cõi Tịnh độ, thì sự xấu đẹp khác nhau ngàn vạn ức bội lần. Những điều đó đều do nguyện lực của Bồ-tát Pháp Tạng, cho nên chúng ta đảnh lễ Phật A-di-đà tâm lực vĩ đại.” 

Sách cùng thể loại
Kinh Nhật Tụng
Kinh Nhật Tụng
Chùa Hoằng Pháp
Kinh Trường Thọ Diệt Tội
Kinh Trường Thọ Diệt Tội
Người Dịch:
Thánh Đức Và Sự Linh Ứng của Bồ - Tát Địa Tạng
Thánh Đức Và Sự Linh Ứng của Bồ - Tát Địa Tạng
Nhiều tác giả
Những Câu Chuyện Về Nhân Quả
Những Câu Chuyện Về Nhân Quả
Thích Tâm Thuận
Niệm Phật Thoát Sanh Tử
Niệm Phật Thoát Sanh Tử
Thích Nữ Tuệ Uyển
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm
Thích Tâm Hoà