Sách Chùa Hoằng Pháp Biên Soạn
Lá Thư Còn Lại 1

Lá Thư Còn Lại 1

Tác giả: Nhiều tác giả
Mục lục
Xem thêm
Lá Thư Thứ 71

Lá Thư Thứ 71

 

Thái Bình, ngày 14 tháng 04 năm 2013

Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật!

Kính bạch thầy! Trước hết con xin cầu chư Phật gia hộ cho thầy được dồi dào sức khoẻ để còn làm thêm nhiều việc lợi lạc cho chúng sinh!

Kính bạch thầy! Sau khi dành nhiều thời gian nghiên cứu tình hình thực tế, chúng con thấy: Nhận thức về đạo Phật của đại đa số các tầng lớp nhân dân ở những tỉnh phía Bắc đã có chuyển biến. Đây không phải là việc ngẫu nhiên mà có được! Thực tế cho thấy: Bà con ngoài này lâu nay thường quan niệm đi lễ chùa chủ yếu là để cầu xin tài, lộc, sự bình an và những điều mơ ước của mình chứ ít người ý thức được sự “tu tập” trong khi theo đạo. Ngày nay, nhờ có quý thầy đã miệt mài đem tấm lòng yêu thương chúng sinh hoằng dương chính pháp, nên giáo lý nhiệm mầu của đức Phật đã dần thấm sâu vào mảnh đất “Tâm”. Có lẽ vậy, mà nhiều người dần dần được vun bồi thêm chữ “thiện” trong hành động và chữ “minh” trong việc nhận thức. Như vậy, ánh sáng Phật pháp không chỉ đang làm biến chuyển tích cực cả về nhận thức và hành động của các Phật tử mà còn những người có lòng mến mộ tinh thần đạo Phật. Tuy nhiên, con xin sám hối những điều được trình bày dưới đây: Con nhận thấy các băng đĩa khi xây dựng nên có sự cải tiến cách phối cảnh đi một chút, có lẽ hiệu quả sẽ cao hơn! Ví dụ, lúc quay cảnh Phật tử tham dự buổi lễ hay các Phật sự khác, theo con nên đưa nhiều hình ảnh Phật tử trẻ tuổi vào khuôn hình - thay vì “có thế nào đưa thế ấy”! Con cũng biết là hiện nay số người đi chùa chiếm đa số là người già và phần lớn là nữ. Nhưng nếu muốn cho đạo Phật mình sớm hưng thịnh, và mang lại nhiều lợi lạc hơn nữa cho chúng sinh thì phải chú ý nhiều hơn nữa việc phát triển thế hệ Phật tử trẻ tuổi và chú ý phát triển Phật tử là nam giới. Bởi vì, nếu phát triển được Phật tử trẻ tuổi thì thời gian “mượn tạm tấm thân mà tu tập” được dài hơn... Mặt khác, trong gia đình người nam thường làm chủ, là chỗ dựa cho cả gia đình, nên nếu người nam là Phật tử sẽ là cơ hội tốt cho gia đình và dòng họ noi theo tu tập. Sở dĩ, con muốn thưa như vậy, vì qua nghiên cứu con nhận thấy: Tâm lý ở nhiều người còn có nhận thức rất sai lầm. Họ cho rằng tu tập hoặc đi chùa là việc của các bà, còn các ông chủ yếu là lo làm ăn nuôi sống gia đình. Do vậy, con nghĩ nếu có nhiều hình ảnh người trẻ tuổi tham gia sinh hoạt, nghe Phật pháp hoặc tham gia các Phật sự chắc chắn có tác động tốt đến việc động viên mọi người vào tham gia tu tập. Con cũng đã suy nghĩ nếu làm như vậy là không trung thực. Nhưng đôi khi nếu dùng pháp “phương tiện” để mang lại lợi ích chính đáng cho mọi người thì có lẽ cũng không có tội; hoặc giả: Nếu có tội mà giúp cho mọi người được hưởng ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp, thì “tội” ấy cũng nên gánh mà không phải ân hận!

Trên đây là mấy lời tâm huyết của con, lòng con những mong đêm ngày đạo Phật sớm được hưng thịnh như thời đức Phật còn tại thế, ngõ hầu cứu giúp chúng sinh phá trừ sự mê lầm, dần dần thoát khỏi kiếp luân hồi khổ ải. A-di-đà Phật!

Kính thư!

Văn Nguyên

 Xóm 3, thôn Nhân Phú,

xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Sách cùng thể loại
Góc Khuất
Góc Khuất
Nhiều tác giả
Ngày mới của tâm
Ngày mới của tâm
Chùa Hoằng Pháp
Nghi Lễ Hằng Ngày
Nghi Lễ Hằng Ngày
Chùa Hoằng Pháp
Lời Người Còn Ghi Lại
Lời Người Còn Ghi Lại
HT. Ngộ Chân Tử
Lá Thư Còn Lại 2
Lá Thư Còn Lại 2
Nhiều tác giả
Thương yêu sự sống
Thương yêu sự sống
Thích Tâm An