Truyện Tranh
Lời Cuối
LỜI CUỐI

Nhớ một lần, lúc tôi thể hội sâu sắc kinh “Phật Nói Về Ân Nặng Của Cha Mẹ Khó Báo Đáp”, khiến tôi không tự chủ được và nước mắt rơi lúc nào không hay, những năm tháng sau khi nhìn thấy ánh sáng mặt trời, quả thật rất ít cảm nhận được ân tình dưỡng dục của cha mẹ đối với chúng ta, không chỉ như thế, đôi khi còn thể hiện sự bực dọc của mình qua nét mặt để cha mẹ xem, cũng có khi to tiếng lớn lời đáp trả. Do đó, xem qua bản kinh này, biết được ân của cha mẹ đối với chúng ta sâu như biển nặng như núi, bất thình lình khiến tôi phản tỉnh lại thiếu khuyết sự quan tâm, lòng chí hiếu đối với song thân trước kia, cũng sám hối làm mới rất nhiều hành động lời nói làm cho cha mẹ lo lắng, khó chịu trong quá khứ.
Đạo lí “trăm điều lành hiếu đứng đầu”, từ thời còn tấm bé đã nghe qua câu danh ngôn chí lí này rồi, tuy từ nhỏ tôi đã có chí đối với các công việc làm lợi ích cho xã hội như bố thí, giúp người, nhưng thế giới nội tâm đối với cha mẹ của mình, ngược lại thiếu sự quan tâm lo lắng. Tôi nghĩ nguyên nhân chủ yếu trong quá trình lớn lên, cha mẹ tương đối ít trực tiếp biểu đạt sự coi trọng và quan tâm của họ đối với con cái, làm cho ấn tượng bức tranh thường lưu lại trong đầu chúng ta là những trận đòn roi, giáo dục đánh mắng. Nếu giả sử hiện tại muốn biểu đạt tình yêu thương đối với cha mẹ, tuy tình cảm trong ta rất dồi dào, song thật ngại ngùng hết sức.
Trong mấy năm làm công việc sáng tác trở lại đây, vòng sinh hoạt của tôi chật hẹp hết sức, ngoài bàn làm việc của mình ra, duy nhất chỉ có những ngày cuối tuần, ngày nghỉ mới được tụ tập nói chuyện với các vị bạn học thời còn phổ thông, song thật may mắn, các vị bạn học đều rất hiếu thuận, trong số đó có một vị phát nguyện cả đời ăn chay vào ngày rằm và mùng một cầu cho cha khỏe mạnh; còn có một vị cũng rất quan tâm chăm sóc cha mẹ, nhưng đáng tiếc thay song thân của anh bị thương lâu ngày và đã bất hạnh qua đời. Trong ấn tượng của tôi, cả đời vị bạn học này chưa có việc gì làm cho anh ta phải thay đổi nét mặt, ấy thế lúc mẫu thân qua đời, anh không thể kiềm chế được nỗi bi thương trong lòng, và nấc lên những tiếng nghẹn ngào, hiện tại anh ta cũng thường sắp xếp thời gian để nghiên cứu phương pháp giải thoát của Phật-đà, làm những việc lành như bố thí, niệm Phật hồi hướng công đức cho mẫu thân được vãng sinh và phụ thân còn tại thế.
Tôi nhớ trước khi ông nội qua đời, giòng họ nhà tôi có một khoảng thời gian sống hòa hợp như nước với sữa, nhưng khi ông vừa mất, liền phát sinh vấn đề phân chia tài sản của ông để lại, làm cho tình cảm giữa cha và chú rạn nứt và đổ vỡ, đồng thời kéo theo tinh thần của các cô cũng bị xao động, ai cũng thấy không thoải mái, kết quả gia tộc vốn dĩ cả đời được hòa hợp, nay lại cắt xé phân chia, gặp nhau như người xa lạ. Đến nay tôi cũng vẫn còn nhớ như in, lúc liệm ông nội vào quan tài, mà hai mắt vẫn cứ mở trừng trừng không chịu nhắm lại. Trong linh đường, mặt dù tôi cố hết sức vuốt mắt ông, nhưng cũng đành bất lực, qua đây có thể biết ông nội ra đi trong niềm uất hận, buồn bã vì con cái.
Nhưng cả nhà nào có chịu nhường nhau, cứ tranh luận cãi vã liên tục. Có lần tôi không thể chịu được nữa, nói với họ, hi vọng mọi người nên nhường nhịn nhau, không nên tranh chấp lợi ích phù du của thế gian làm chi nữa, duy chỉ có sự đoàn kết, hòa hợp, an vui của gia tộc, mới là công đức lớn nhất để hồi hướng cho ông nội vãng sinh, mới được xem làm tròn bổn phận hiếu đạo của cháu con.
Mặc dù phụ thân, chú và nhiều thân tộc bạn bè khuyên nhũ, làm khó thế nào, nhưng tôi tin rằng có một ngày mình sẽ hàn gắng lại vết thương rạn nứt, nối lại sợi dây truyền thông của gia tộc, duy chỉ có như thế, mới có thể làm cho linh thức của ông nội trên trời cảm thấy yên ổn phần nào. Cũng vì những vị trưởng bối quá chấp chặt vào mình, nên cần phải đưa ra đạo hiếu.
Nếu bình thường quan tâm lo lắng cho cha mẹ, đây chỉ là hiếu nhỏ của thế gian. Do đó cần phải thật sự nghĩ đến chu toàn đại hiếu ở đời sau. Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

                                           Liên Ca Tử cung thủ

Sách cùng thể loại
Công Ơn Mẹ Cha
Công Ơn Mẹ Cha
Thích Chân Tính
Tuổi nhỏ ý lớn
Tuổi nhỏ ý lớn
Thích Chân Tính
Thỏ đuối nước
Thỏ đuối nước
Thích Chân Tính
Sư tử tin chó rừng
Sư tử tin chó rừng
Thích Chân Tính
Quả phước cúng dường
Quả phước cúng dường
Thích Chân Tính
Phật chăm sóc người bệnh
Phật chăm sóc người bệnh
Thích Chân Tính