Truyện Tranh
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Tác giả: Thích Đạo Quang
Mục lục
Lời Nói Đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Theo quan điểm chung của mọi người mà nói, kinh điển Phật giáo là môn học hết sức thâm sâu khó hiểu, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu phát tâm học tập và thực hành phương pháp giải thoát của Phật-đà, càng có cảm giác như rơi vào đám mây mù dày đặc, không thể nào thể hội được nghĩa lí thâm sâu huyền diệu trong đó. Nhưng bất luận học Phật thâm áo khó hiểu như thế nào đi chăng nữa, song vẫn không thể ngăn cản được lòng khát khao tìm cầu chân lí trong đó của nhân loại. Qua lịch sử chúng ta thấy, xưa nay có rất nhiều người đánh đổi cả cuộc đời mình vì chân lí giải thoát của đức Như Lai, vì sao Phật học có lực hấp dẫn mạnh như thế? Nguyên nhân chủ yếu là trong kinh điển nhà Phật, có vô lượng lời hay ý đẹp, triết lí sống đưa chúng sinh ra khỏi biển khổ buồn rầu, phiền não, là ngọn đèn sáng dẫn chúng ta ra khỏi nhân sinh đen tối, trở thành thầy lành bạn
tốt trong cuộc sống thường nhật.
Nhưng, nội dung trong kinh điển Phật giáo, hàm chứa trí tuệ rộng khắp vô biên, cho đến nghĩa lí vi diệu sâu xa không dò được, nếu không có các bậc đại thiện tri thức chỉ bày bát-nhã trí đó, kì thật không dễ lí giải được một phần rất nhỏ giáo lí nhà Phật, như vậy lấy gì để khai mở trí tuệ tự tính của những người có duyên, thắp sáng ngọn đèn tâm? Lại làm cho Phật lí tôn quí trở thành thánh vật cao không thể với, không thể phát huy công năng chân chính cứu độ chúng sinh của giáo lí Phật-đà, tiếc vô cùng vậy! Điều này được xuất bản xã Đa Thức Giới hết sức ưu tư, thật may mắn, cơ duyên đầy đủ tình cờ gặp được tiên sinh Liên Ca Tử tác giả của các tác phẩm liên quan đến “Phật Giáo Kinh Điển – mạn họa đạo độc”, các duyên thành thục, quyết định kí kết xuất bản những tác phẩm quan hệ với cuộc sống hằng ngày. Tiên sinh Liên Ca Tử có sự nghiên cứu Phật học rất nghiêm túc và thâm sâu, cộng thêm tài năng vẽ tranh trác tuyệt, dưới hoằng nguyện từ bi, dùng bút pháp vẽ tranh tinh xảo để biểu đạt Phật lí thâm sâu uyên áo, giúp độc giả có cảm giác gần gũi, dễ dàng tiếp cận với kinh điển Phật giáo hơn.
“Kinh Phật Nói Về Ân Nặng Của Cha Mẹ Khó Báo Đáp”, là bộ kinh nói về đạo hiếu trong Phật giáo. Con người trên thế gian, ai ai cũng có cha mẹ, đều nhận ân tình sinh ra nuôi dưỡng chăm sóc sâu như biển, cao như núi của cha mẹ, mới có thể sống an nhiên, lớn lên an nhiên như thế, trong thời gian này, cha mẹ chăm lo tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta, cho nên người làm con dù hủy hoại thân thể này đến muôn ức kiếp cũng không thể báo đáp hết ân đức đó. Trong nhân duyên thưa hỏi giữa thầy thị giả A-nan và đức Thế Tôn, cho chúng ta duyên do và phương pháp tận lực hiếu dưỡng. Theo kinh văn, chúng ta có thể đền đáp công ân đó bằng cách, hồi hướng công đức của việc in ấn và lưu truyền kinh này, đồng thời lúc nào cũng làm nhiều việc hiếu đạo thiết thật. Phần sau tác giả còn trích dẫn nhiều chuyện hiếu thuận trong “Hiếu Thuận Tập” và “Nhị Thập Tứ Hiếu”, bên cạnh đó còn dẫn chuyện nhiều loài động vật liên quan đến tinh thần hiếu đạo trong thế giới tự nhiên. Tiên sinh vẽ hình ảnh minh họa để biểu đạt hành động hiếu đạo, tự nhiên thu hoạch được hiệu quả đặc biệt thù thắng. Tóm lại qua tập sách bổ ích này, chúng tôi kì vọng sẽ mang đến những bổ ích thiết thật cho xã hội, đồng thời cũng mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của chư vị độc giả, chúng tôi xin trân trọng hết những ý kiến chỉ dạy của chư vị!
Nam mô A-di-đà Phật!
Đệ tử
Tô Tuấn Nguyên kính lễ
Theo quan điểm chung của mọi người mà nói, kinh điển Phật giáo là môn học hết sức thâm sâu khó hiểu, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu phát tâm học tập và thực hành phương pháp giải thoát của Phật-đà, càng có cảm giác như rơi vào đám mây mù dày đặc, không thể nào thể hội được nghĩa lí thâm sâu huyền diệu trong đó. Nhưng bất luận học Phật thâm áo khó hiểu như thế nào đi chăng nữa, song vẫn không thể ngăn cản được lòng khát khao tìm cầu chân lí trong đó của nhân loại. Qua lịch sử chúng ta thấy, xưa nay có rất nhiều người đánh đổi cả cuộc đời mình vì chân lí giải thoát của đức Như Lai, vì sao Phật học có lực hấp dẫn mạnh như thế? Nguyên nhân chủ yếu là trong kinh điển nhà Phật, có vô lượng lời hay ý đẹp, triết lí sống đưa chúng sinh ra khỏi biển khổ buồn rầu, phiền não, là ngọn đèn sáng dẫn chúng ta ra khỏi nhân sinh đen tối, trở thành thầy lành bạn
tốt trong cuộc sống thường nhật.
Nhưng, nội dung trong kinh điển Phật giáo, hàm chứa trí tuệ rộng khắp vô biên, cho đến nghĩa lí vi diệu sâu xa không dò được, nếu không có các bậc đại thiện tri thức chỉ bày bát-nhã trí đó, kì thật không dễ lí giải được một phần rất nhỏ giáo lí nhà Phật, như vậy lấy gì để khai mở trí tuệ tự tính của những người có duyên, thắp sáng ngọn đèn tâm? Lại làm cho Phật lí tôn quí trở thành thánh vật cao không thể với, không thể phát huy công năng chân chính cứu độ chúng sinh của giáo lí Phật-đà, tiếc vô cùng vậy! Điều này được xuất bản xã Đa Thức Giới hết sức ưu tư, thật may mắn, cơ duyên đầy đủ tình cờ gặp được tiên sinh Liên Ca Tử tác giả của các tác phẩm liên quan đến “Phật Giáo Kinh Điển – mạn họa đạo độc”, các duyên thành thục, quyết định kí kết xuất bản những tác phẩm quan hệ với cuộc sống hằng ngày. Tiên sinh Liên Ca Tử có sự nghiên cứu Phật học rất nghiêm túc và thâm sâu, cộng thêm tài năng vẽ tranh trác tuyệt, dưới hoằng nguyện từ bi, dùng bút pháp vẽ tranh tinh xảo để biểu đạt Phật lí thâm sâu uyên áo, giúp độc giả có cảm giác gần gũi, dễ dàng tiếp cận với kinh điển Phật giáo hơn.
“Kinh Phật Nói Về Ân Nặng Của Cha Mẹ Khó Báo Đáp”, là bộ kinh nói về đạo hiếu trong Phật giáo. Con người trên thế gian, ai ai cũng có cha mẹ, đều nhận ân tình sinh ra nuôi dưỡng chăm sóc sâu như biển, cao như núi của cha mẹ, mới có thể sống an nhiên, lớn lên an nhiên như thế, trong thời gian này, cha mẹ chăm lo tất cả mọi sinh hoạt của chúng ta, cho nên người làm con dù hủy hoại thân thể này đến muôn ức kiếp cũng không thể báo đáp hết ân đức đó. Trong nhân duyên thưa hỏi giữa thầy thị giả A-nan và đức Thế Tôn, cho chúng ta duyên do và phương pháp tận lực hiếu dưỡng. Theo kinh văn, chúng ta có thể đền đáp công ân đó bằng cách, hồi hướng công đức của việc in ấn và lưu truyền kinh này, đồng thời lúc nào cũng làm nhiều việc hiếu đạo thiết thật. Phần sau tác giả còn trích dẫn nhiều chuyện hiếu thuận trong “Hiếu Thuận Tập” và “Nhị Thập Tứ Hiếu”, bên cạnh đó còn dẫn chuyện nhiều loài động vật liên quan đến tinh thần hiếu đạo trong thế giới tự nhiên. Tiên sinh vẽ hình ảnh minh họa để biểu đạt hành động hiếu đạo, tự nhiên thu hoạch được hiệu quả đặc biệt thù thắng. Tóm lại qua tập sách bổ ích này, chúng tôi kì vọng sẽ mang đến những bổ ích thiết thật cho xã hội, đồng thời cũng mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của chư vị độc giả, chúng tôi xin trân trọng hết những ý kiến chỉ dạy của chư vị!
Nam mô A-di-đà Phật!
Đệ tử
Tô Tuấn Nguyên kính lễ